Tài liệu: Dự thảo quy chế Hướng đạo trưởng niên
Tác giả: ALT. Nguyễn Trọng Luyện
Sài gòn, ngày 14/03/2012
Sách Hướng đạo trưởng niên - bản gốc - PDF
Sách Hướng đạo trưởng niên - Word
QUY CHẾ HƯỚNG ĐẠO TRƯỞNG NIÊN
CHƯƠNG 1: ĐỊNH NGHĨA, MỤC ĐÍCH CỦA HƯỚNG ĐẠO TRƯỞNG NIÊN
1. ĐỊNH NGHĨA
Hướng Đạo Trưởng niên là Hướng đạo dành cho các thành viên ở ngoài Phong Trào Hướng Đạo hoặc các Hướng đạo sinh đã quá 30 tuổi mà vẫn tha thiết được tiếp tục sinh hoạt và phục vụ trong Phong
Trào Hướng Đạo, nhưng các thành viên này không có đủ thời gian để tiếp tục đảm nhiệm các trọng trách trong Phong Trào Hướng Đạo.
2. MỤC ĐÍCH
Tạo sân chơi theo phương pháp Hướng Đạo cho các Hướng Đạo sinh trên 30 tuổi nhằm tận dụng những ưu thế của các thành viên này để phục vụ Phong Trào Hướng Đạo và cộng đồng xã hội.
CHƯƠNG 2: NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
1. NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP
Cũng như các Hướng đạo sinh của các khác trong Phong Trào
Hướng Đạo. Các thành viên của Hướng Đạo Trưởng niên phải tuân thủ nguyên tắc giáo dục của Phong Trào Hướng Đạo đó là Lời hứa và Luật Hướng Đạo và làm nghĩa vụ đối với:
- Thượng đế (Tín ngưỡng tâm linh).
- Tha nhân.
- Bản thân.
Ngoài ra, Hướng Đạo Trưởng niên cũng dùng Phương pháp hàng đội và thiên nhiên để đặt nền móng cho các sinh hoạt của mình.
2. NHIỆM VỤ
- Nghiên cứu: nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến phương thức sinh hoạt Hướng Đạo nói riêng và thanh thiếu niên hiện nay nói chung để góp ý làm phong phú thêm chương trình sinh hoạt các ngành.
- Dịch thuật: các Trưởng niên & Tráng niên có chuyên môn cao và ngoại ngữ giỏi sẽ phụ trách phần phiên dịch và dịch thuật cho đơn vị mình và cho Phong Trào Hướng đạo để chúng ta có thể cập nhật được các kiến thức mới và thuận tiện trong giao tiếp quốc tế.
- Làm cầu nối giữa Phong Trào Hướng Đạo với cộng đồng xã hội và thế giới.
- Tư vấn về các chuyên ngành: pháp luật, kinh tế, kỹ thuật, y tế, môi trường… cho Phong Trào Hướng Đạo.
- Tư vấn cho Ban huynh Trưởng các ngành khi có yêu cầu.
- Hỗ trợ cho các công cuộc của các ngành dưới: Nhi, Ấu, Thiếu, Kha và Tráng. Cũng như hổ trợ cho các công cuộc chung của PTHĐVN, địa phương, quốc gia & quốc tế.
- Làm Bảo Huynh, Bảo tỷ cho Tráng sinh trong Tráng đoàn.
- Bảo trợ cho các đơn vị Hướng Đạo.
- Nghiên cứu và cố vấn hay tổ chức các nghi thức, tập tục truyền thống của người Việt Nam trong các lễ hội hay ma chay, cưới hỏi…Khi có nhu cầu.
- Nghiên cứu về truyền thống, nghi thức tập tục về văn hóa các dân tộc ở Việt Nam để cố vấn cho các sinh hoạt Liên Đoàn và Tráng Đoàn.
- Giữ chặt mối dây trong tình huynh đệ Hướng Đạo giữa các thành viên trong Niên Đoàn và với các đơn vị Hướng đạo khác.
- Đóng niên liễm nguyệt liễm như các Hướng Đạo sinh khác.
- QUYỀN HẠN:
- Hướng đạo Trưởng Niên được xem như một bộ phận trực thuộc ngành Tráng trong Phong Trào Hướng Đạo và có Đại diện trong Ban Điều Hành Hướng Đạo Việt Nam, tuy nhiên thành viên này không có vai trò và quyền hạn như một Uỷ viên ngành.
- Được hưởng mọi quyền lợi và nhiệm vụ của một Hướng Đạo Sinh.
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG VÀ CƠ CẤU NGÀNH TRƯỞNG NIÊN
1. Hệ thống
Đơn vị của Hướng Đạo Trưởng niên là Niên đoàn có hai hình thức tồn tại của Niên đoàn:
- Các Niên đoàn nằm trong hệ thống Liên đoàn: đây là các Niên đoàn truyền thống, có những nhiệm vụ cụ thể riêng của Niên đoàn mình và những nhiệm vụ của Liên đoàn giao phó.
- Các Niên đoàn biệt lập: có hai dạng.
- Các nhóm Hướng đạo sinh lớn tuổi gặp nhau trên đường đời, tại những nơi không có Hướng đạo sinh hoạt. Mong muốn làm một điều gì đó có ích cho cộng đồng xã hội và cho Phong Trào Hướng đạo. Các Hướng đạo sinh này họp nhau lại thành lập Niên đoàn để thực hiện mục tiêu này.
- Các Niên đoàn được thành lập để thực hiện một nhiệm vụ nào đó cho Phong Trào Hướng Đạo hay cho cộng đồng xã hội.
Ví dụ: tổ chức một nhóm công tác xã hội, phụ trách một trang web hay một đặc sản nào đó, thành lập Ban Bảo trợ cho Ban Điều hành Hướng Đạo Việt nam…
Tất cả các Niên đoàn ở Việt Nam tập hợp lại thành Liên Hiệp Niên đoàn của
Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam. Do một Trưởng trong Ban Điều Hành Hướng Đạo Việt Nam phụ trách. Tuy nhiên, vẫn phải xem ngành Hướng Đạo Trưởng niên là một bộ phận cấu thành ngành Tráng Việt Nam.
Ghi chú: Hiện nay chưa thể thành lập Niên đoàn vì kiến nghị này chưa được Đại Hội Đồng phê duyệt. Tuy nhiên để tận dụng mọi nguồn lực của PTHĐ hiện nay,
Các Tráng đoàn có thể thành lập các Toán Tráng niên trong Tráng đoàn (bao gồm những thành viên trên 30 tuổi). Tuy nhiên, các Toán Tráng niên sinh hoạt độc lập với các Toán Tráng sinh của Tráng đoàn và chỉ chịu sự lãnh đạo của Tráng trưởng và Ủy viên Ngành Tráng Đạo.
2. Cơ cấu Niên đoàn
Từ 3 đến 10 Tráng niên tạo thành một toán. Từ 2 đến 4 toán tạo thành một Niên đoàn. Người đứng đầu Niên đoàn gọi là Niên Trưởng. Niên Trưởng có thể chọn 1 hay 2 Niên Phó để giúp mình điều hành Niên đoàn.
3. Niên Trưởng
Là người điều hành Niên đoàn, được Đạo, Liên đoàn đề cử hay được các thành viên bầu lên. Niên Trưởng phải được sự chấp thuận của Liên Đoàn, Đạo và được sự bổ nhiệm của Ban Điều hành Hướng Đạo Việt Nam.
Niên Trưởng nên là một Trưởng đã có Huy Hiệu Rừng (ngành nào cũng được).
4. Toán trưởng Toán Trưởng niên
Là thành viên trong toán được các Trưởng trong toán tín nhiệm bầu lên và được sự chấp thuận của Niên Trưởng. Toán Trưởng toán Trưởng niên có thể chọn 1 hay 2 toán phó để phụ giúp mình.
5. Toán Trưởng toán Tráng niên
Toán Trưởng là thành viên trong toán được các Tráng niên tín nhiệm bầu lên và được sự chấp thuận của Niên Trưởng.
Toán Trưởng toán Tráng niên có thể chọn 1 hay 2 toán phó để phụ giúp mình.
6. Các hình thức thành lập toán
các toán có thể dựa trên các tiêu chuẩn sau để thành lập:
- Sở thích: thể thao, hội họa, âm nhạc, văn thơ, du lịch…
- Nghề nghiệp: Công nhân, Bác sĩ, Kỹ sư, Nhà giáo…
- Chí hướng: công tác xã hội, nghiên cứu, lãnh đạo…
- Cùng địa bàn cư trú.
- Cùng trong Ban Phụ huynh của các Liên đoàn, Đạo.
Cùng chung một đơn vị khi còn là một Hướng Đạo sinh, nay đã trên 30 tuổi, có nhu cầu kết thân lại với nhau để giữ chặt mối giây, ôn cố tri tân và phục vụ Phong Trào Hướng Đạo hay cộng đồng xã hội.
- Các Trưởng lão của Liên các Liên đoàn, Đạo.
- Các nhà khoa học, các doanh nhân, các nhà tài trợ…
7. Ban Cố Vấn
Niên Trưởng, Niên Phó, Toán Trưởng, Toán Phó và các Trưởng Ban Tài Chánh, Hành Chính… hình thành Ban Cố Vấn của Niên đoàn. Ban Cố Vấn thường xuyên họp để đưa ra các sách lược và chương trình sinh hoạt của Niên đoàn. Các chương trình sẽ được thực hiện khi có sự chấp thuận của Niên Trưởng.
8. Tên gọi đoàn sinh
Trưởng niên & Tráng niên.
- Trưởng niên: Là các huynh trưởng (Đã được phong nhậm & Đã có Huy hiệu rừng), nay vì lý do gì đó không thể cầm đoàn được, nhưng vẫn muốn phục vụ và gắn bó với PTHĐVN.
- Tráng niên: Là tên gọi của các đoàn sinh đã tuyên hứa trong Niên đoàn nhưng chưa được làm Huynh trưởng (Chưa có HHR & chưa được phong nhậm).
9. Thành phần trong Niên đoàn
Có 5 thành phần tham gia để tạo thành Niên đoàn:
- Các Huynh Trưởng Hướng Đạo: Là những Trưởng niên vì lí do gì đó (áp lực công việc ngoài xã hội, không có thời gian sinh hoạt đều đặn, hoặc do đặc thù của ngành nghề, lý do sức khỏe, tuổi tác…) không thể tiếp tục cầm đoàn nhưng vẫn muốn giữ chặt mối dây và phục vụ Phong Trào Hướng đạo.
- Các Tráng sinh lớn tuổi: các Tráng sinh lớn tuổi trong Tráng đoàn, đã quá tuổi Tráng nhưng vì lý do nào đó không thể trở thành Trưởng nhưng vẫn mong muốn tiếp tục sinh hoạt Hướng Đạo.
- Các cựu Hướng Đạo Sinh: các HĐS đã nghỉ sinh hoạt, nay tuổi trên 30 muốn sinh hoạt lại.
- Phụ huynh: phụ huynh của các Hướng Đạo sinh.
- Các thành viên mới: thành viên chưa từng là HĐS từ bên ngoài Phong Trào tình nguyện tham gia Phong Trào Hướng Đạo.
Ngoài ra trong Niên đoàn còn có sự tham gia của một số thành viên không chính thức, nhưng rất gắn bó với Niên đoàn. Đó là các thành viên từ bên ngoài Phong Trào vào do Niên Trưởng mời, thường là các chuyên gia đến để giúp Niên đoàn thực hiện các công cuộc giúp ích.
Ghi chú:
- Hướng đạo Trưởng niên không có Toán huấn luyện như các ngành khác, nếu thành viên nào có chí hướng làm Trưởng của ngành nào, thì sẽ được Niên Trưởng gửi đi học ở trại trường huấn luyện trưởng của ngành đó. Sau khi học về, sẽ được phân công phụ trách đơn vị theo sự đề nghị của Liên Đoàn, Đạo dưới sự bổ nhiệm Trưởng của Ban Điều Hành Hướng Đạo Việt nam.
- Các Tráng niên đã được bổ nhiệm Trưởng, nay không còn phụ trách các đơn vị nữa, nhưng vẫn còn tham gia các sinh hoạt trong Tráng đoàn với vai trò là Phụ tá Tráng trưởng hay Bảo Huynh giúp Tráng Trưởng huấn luyện các dự tráng thì được gọi là Tráng Huynh.
CHƯƠNG 4: CHÂM NGÔN VÀ TÊN CỦA NHÓM, NIÊN ĐOÀN
- Châm ngôn: “Khơi nguồn”
- Biểu tượng: Hình ảnh người Tráng sĩ Việt Nam cổ xưa.
- Tên gọi của Niên đoàn: tên của Niên đoàn được chọn đặt theo 2 cách.
- Lấy tên của Liên đoàn, Đạo mà Niên đoàn đang trực thuộc.
Chọn tên của một địa danh mang một ý nghĩa lịch sử nào đó và địa danh này phải gắn liền với một mốc lịch sử của Phong Trào Hướng Đạo hay niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.- Ví dụ: Bạch Đằng, Đống Đa, Rừng Sặt…
- Tên gọi của Toán: tên toán thường mang một ý nghĩa nào đó mà toán đang hướng tới.
- Ví dụ: nhóm Đuốc Hồng, nhóm Minh Trí, nhóm Thiện Chí, nhóm Ra Khơi…
CHƯƠNG 5: ĐỒNG PHỤC TRÁNG NIÊN VÀ CỜ NIÊN ĐOÀN
- Nón: có thể dùng cả hai loại nón, nón rộng vành bốn múi sống ở đường giữa hay Bere. Tuy nhiên tất cả thành viên trong Niên đoàn nên đội cùng một loại nón giống nhau.
- Khăn quàng: khăn quàng đỏ viền nâu.
- Tua vai:
- Tua vai đoàn sinh: gồm 4 tua, 2 tua nâu bên ngoài kẹp 2 tua đỏ ở giữa.
- Tua vai Niên Trưởng: thêm một hình hoa bách hợp trắng ở phần đầu tua gần cầu vai.
- Tua vai Niên Phó: thêm một hình hoa bách hợp trắng ở phần đầu tua gần cầu vai và một vạch đỏ với chiều rộng 0.5 Cm ngay dưới hoa bách hợp. – Tua vai Toán Trưởng: thêm hai vạch đỏ ở đầu tua ngay dưới chân cầu vai.
- Tua vai Nhóm Phó: thêm một vạch đỏ ở đầu tua ngay dưới chân cầu vai.
- Đồng phục: có hai loại. – Lễ phục: lễ phục của Tráng sinh, vải Kaki vàng, áo tay dài, hai túi nổi có cầu vai. Quần kaki vàng dài, không có túi hộp hai bên đùi.
Đồng phục sinh hoạt của nhóm: do đặc điểm cấu thành và nhiệm vụ của mỗi nhóm khác nhau. Vì thế mỗi nhóm có thể sáng tạo ra đồng phục sinh hoạt cho riêng mỗi nhóm, nhưng không được thái quá đi ngược lại với phong tục, tập quán, đạo đức người Việt Nam.
- Huy hiệu:
- Túi áo phải: huy hiệu hoa bách hợp tím của Hội Hướng Đạo Thế Giới. Trên túi áo phải là băng HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM theo quy định của Hội Hướng Đạo Việt nam.
- Túi áo trái: huy hiệu tuyên hứa nếu là thành viên đã tuyên hứa.
- Tay áo phải: là băng tên và logo đơn vị theo quy ước của Hội Hướng Đạo Việt Nam.
- Tay áo trái: nếu là thành viên trong Ban Cố vấn của Niên đoàn hay các Tráng niên đã từng sinh hoạt Hướng Đạo trên 5 năm và đã tuyên hứa, sẽ được đeo logo tròn đường kính 8Cm, có hình một
Tráng sĩ Việt Nam cổ xưa đang cưỡi ngựa (đeo cách chân cầu vai 2Cm).
- Cờ Niên đoàn: giống kiểu cờ Tráng đoàn nhưng viền đuôi nheo màu nâu (Nền vàng, chữ đỏ, viền nâu).
Ghi chú:
- Về thực chất, Tráng niên chính là người Tráng sinh lớn tuổi. Vì thế mọi chi tiết về đồng phục, nghi thức, tập tục sẽ dựa trên nền tảng của ngành Tráng, chỉ chỉnh sửa chút ít cho phù hợp với tính chất tâm sinh lý và thói quen sinh hoạt của lứa tuổi này mà thôi.
- Khi sinh hoạt không dùng cờ toán cho mỗi toán như các toán trong Tráng đoàn. Nhưng vẫn dùng cờ toán trong lễ tuyên hứa.
- Ở Niên đoàn có nghi thức tuyên hứa nhưng không có nghi thức lên đường, chỉ có lễ phong nhậm Tráng huynh. Tuy nhiên các thành viên trong các Niên đoàn đã lên đường hoặc đã được phong nhậm Tráng huynh vẫn có thể tiếp tục dùng gậy nạng trong các nghi lễ của Phong Trào Hướng Đạo.
Các Tráng niên khi đi sinh hoạt có thể mặc thường phục. Tuy nhiên trong các nghi lễ trang trọng của Niên đoàn, Liên đoàn, Đạo phải mặc đồng phục.
CHƯƠNG 6: NGHI THỨC & TẬP TỤC CỦA HƯỚNG ĐẠO TRƯỞNG NIÊN
- Lễ đón nhận thành viên mới: – Khi có một thành viên mới vào Niên đoàn (từ các đơn vị khác chuyển đến hay từ ngoài vào): sẽ có một lễ ra mắt đơn giản tùy thuộc vào tình hình và bầu khí của nhóm hay Niên đoàn. Trong không khí thân mật sau khi được Trưởng nhóm giới thiệu, người Tráng niên mới sẽ tự giới thiệu về mình và sau đó là phần giới thiệu sơ nét về nhóm hay Niên đoàn của Trưởng nhóm hay Niên Trưởng để người bạn mới này làm quen. Cuối cùng là một tập tục nhỏ của nhóm dành cho người bạn mới mang tính chất nhẹ nhàng, dễ thương và thắm tình huynh đệ.
- Lễ tiễn Tráng niên. Trưởng niên rời đoàn:
– Lễ tiễn Tráng niên, Trưởng niên rời đoàn: một lửa dặm đường được tổ chức tại Tráng đoàn từ đêm hôm trước để các Tráng sinh này từ biệt các đàn em thân yêu của mình, đây cũng là dịp để các anh dặn dò đàn em ở lại Tráng đoàn. Sáng hôm sau, một lễ chào cờ long trọng được Tráng đoàn tổ chức để tiễn các anh lên Niên đoàn. Các Tráng sinh lên đoàn đứng trước mặt Tráng Trưởng. Sau lời dặn dò của Tráng Trưởng, vòng cung Tráng sinh tách thành hai hàng song song, đứng tư thế nghiêm chào khi các anh đi qua. Sau khi rời Tráng đoàn, Tráng sinh sẽ tự đến một Niên đoàn nào đó để đăng ký sinh hoạt Tráng niên theo nguyện vọng của mình cùng giấy giới thiệu của Tráng Trưởng.
- Buổi tĩnh tâm chuẩn bị cho lễ tuyên hứa: tương tự như ở Tráng đoàn.
- Lễ tuyên hứa: lễ tuyên hứa cho Tráng niên mới vào Phong Trào về hình thức tương tự như lễ tuyên hứa của Tráng sinh, người nhận lời hứa Tráng niên mới phải là Niên Trưởng đã có Huy Hiệu Rừng (ngành nào cũng được). Lễ tuyên hứa cho Tráng niên ít nhất phải có 4 thành viên.
- Lễ phong nhậm Tráng huynh: lễ phong nhậm Tráng huynh về hình thức và nội dung tương tự như lễ lên đường, nhưng ở đây vì các anh đã lớn nên Hội Đồng Đường không bắt buộc các Tráng huynh phải viết và thực hiện quy ước tu thân như các Tráng sinh, những sự góp ý chân thành và hướng dẫn tận tình của Bảo huynh, Bảo tỷ và Hội Đồng Đường về những ý niệm thuộc
Phong Trào Hướng Đạo và lễ giáo, đạo đức người Việt Nam luôn được Hội Đồng Đường thực hiện trong thời gian “tu thân” của Tráng huynh. Lễ phong nhậm Tráng huynh không nhất thiết phải có đủ các thành viên trong Niên đoàn và phải thực hiện vào buổi sáng tại một ngã 3 đường như lễ lên đường, nhưng phải bảo đảm được tính trang nghiêm, chân tình và ý nghĩa của buổi lễ.
- Lửa tâm giao: là một buổi chia sẻ, tâm tình, mạn đàm, trao đổi với các thành viên trong nhóm, có thể là bữa tiệc nhẹ và thời gian kéo dài hơn. Nhưng không sa đà vào rượu bia, tranh luận hơn thua, đúng sai mà chỉ nhằm chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức cùng nhau ôn lại những kỉ niệm đáng nhớ nhằm tăng cường tình huynh đệ Hướng Đạo.
- Tập tục lấy tên rừng: giống như ở Tráng đoàn nhưng nghiêng về phần “trí tuệ” hơn là “khả năng”.
- Lửa tiễn biệt: bản chất là một lửa tâm tình, trước linh cửu của một Trưởng hay một thành viên trong Niên đoàn nhằm giáo dục các thành viên tham dự về đức độ, sự cống hiến cho Phong Trào Hướng Đạo và cộng đồng xã hội của người đã khuất, và tăng cường tình huynh đệ Hướng Đạo ở các thành viên tham dự.
CHƯƠNG 7: ĐẶC ĐIỂM VÀ PHƯƠNG THỨC SINH HOẠT CỦA NIÊN ĐOÀN
- Đặc điểm:
- Niên đoàn mang màu sắc của một hội ái hữu, tương tế hay đồng hương hơn là màu sắc của một Tráng đoàn.
Tùy vào mục tiêu, vai trò, nhiệm vụ đặt ra ban đầu khi thành lập mà các Niên đoàn, nhóm có các hình thức sinh hoạt khác nhau.
- Không có mẫu số chung về phương thức sinh hoạt và nội dung sinh hoạt cho tất cả các Niên đoàn.
- Phương thức sinh hoạt:
- Hội họp: tùy thuộc vào đặc điểm của từng Niên đoàn, nhưng ít nhất 1 quí phải họp định kỳ một lần. Các nhóm có thể họp dày hơn, có hai dạng hội họp:
- Họp định kỳ: đối với Niên đoàn tối thiểu là 1 quý một lần. Còn các nhóm có thể dày hơn tùy thuộc vào quy định của nhóm.
- Họp thời vụ: khi có công cuộc đang triển khai, Niên đoàn, nhóm sẽ họp thường xuyên hơn khi có yêu cầu.
- Họp đột xuất: khi có việc đột xuất xảy ra như tai nạn, tang chế hay đón một nhân vật nào đó có tầm quan trọng với Niên đoàn, thì Niên trưởng hay nhóm Trưởng sẽ thông báo họp để chuẩn bị.
- Gặp mặt thân hữu: nhân những dịp cưới hỏi, sinh nhật, thôi nôi của người thân, con, cháu… Từng thành viên trong Niên đoàn có thể mời nhóm, Niên đoàn đến dự để thắt chặt tình huynh đệ.
- Tổ chức thăm hỏi: tổ chức đi thăm các Trưởng lão của Phong Trào
- Hội họp: tùy thuộc vào đặc điểm của từng Niên đoàn, nhưng ít nhất 1 quí phải họp định kỳ một lần. Các nhóm có thể họp dày hơn, có hai dạng hội họp:
Hướng Đạo. Thăm những thành viên trong Niên đoàn khi đau ốm, bệnh tật.
- Phối hợp với các ngành để tổ chức những nghi lễ truyền thống: giổ tổ
Hùng Vương, ngày Hai thân, các nghi thức tôn giáo …
- Tổ chức các nhóm chuyên ngành để làm các công cuộc giúp ích: cứu trợ, khám chữa bệnh, dạy bổ túc văn hóa, chăm sóc bệnh nhân trong bệnh viện.
- Thành lập Ban Cố vấn gồm những chuyên gia trình độ có chuyên môn cao về các ngành: Luật, Kinh tế,Tin học, Ngoại ngữ, Y tế… để tư vấn cho Phong Trào Hướng Đạo và cộng đồng xã hội.
- Gây quỹ cho phong trào: góp ý kiến cho đơn vị gây quỹ, hay trực tiếp tổ chức như đấu giá, mở Scout shop…
- Dạy cho các em Hướng đạo sinh các kỹ năng theo đơn đặt hàng của Đơn vị Trưởng: nghề rừng, mưu sinh thoát hiểm, sửa máy móc, may vá, nấu ăn, gói bánh chưng, bánh tét, bánh ú…
- Nghiên cứu và viết sách cho phong trào: kỹ năng sống, y tế, giáo dục giới tính…
- Công cuộc giúp ích: có thể tổ chức những công cuộc giúp ích trong Phong Trào hay ngoài cộng đồng xã hội.
- Trại:
- Trại: Trại phối hợp với các đơn vị trong Liên đoàn, Đạo.
- Tổ chức trại nghỉ dưỡng, hay trại chuyên đề (sáng tác: văn, thơ, nhạc, hội họa…) tạo cơ hội gặp gỡ giao lưu giữa các thành viên trong Niên đoàn và bên ngoài cộng đồng xã hội hay giữa các Niên đoàn với nhau.
- Trại bay Tráng niên: tổ chức các cuộc trại về nguồn đi tham quan thắng cảnh và đi thăm các Trưởng Lão ở mọi miền đất nước.
- Du lịch: Các nhóm Tráng huynh hoặc Niên đoàn tổ chức những cuộc du lịch trong ngoài nước dài ngày để học hỏi, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau để mở mang kiến thức và thắt chặt tình huynh đệ.
- Tham dự Trại họp bạn quốc tế: có thể đăng ký dự thính hay phục vụ trại họp bạn.
Ghi chú:
Các Tráng niên không nhất thiết phải ngủ ở lều mà tùy tình trạng sức khỏe có thể ngủ trong nhà, khách sạn nếu cần.
KẾT LUẬN
Thành lập Hướng Đạo Trưởng niên là một nhu cầu có thật, ít nhất là trong giai đoạn hiện nay. Vì thế tôi cố gắng soạn ra Quy chế Hướng Đạo Trưởng niên để góp một phần nhỏ cho việc giải quyết sự mất đồng nhịp giữa
các thế hệ trong sinh hoạt Tráng đoàn (khác biệt tuổi tác dẫn đến đến quan điểm sống khác nhau, cách hoạt động HĐ khác nhau) dẫn đến những xung đột không đáng có. Tuy nhiên, chúng ta phải xem Hướng Đạo Trưởng niên là một bộ phận cấu thành nên ngành Tráng Hướng Đạo Việt Nam, vì bản thân các Tráng niên cũng là những Tráng sinh, chỉ khác ở chỗ đây là những Tráng sinh lớn tuổi, tâm sinh lý có khác biệt đôi chút. Vì thế, mọi sinh hoạt của ngành Trưởng niên nên gắn chặt với các công cuộc của ngành Tráng. Có như vậy, ngành Tráng sẽ được tiếp thêm sức mạnh và Hướng Đạo Trưởng niên mới có chương trình sinh hoạt phong phú và ý nghĩa hơn. Nên nhớ, nếu một Niên Đoàn không có một cái đích để đến và không thực hiện các công cuộc giúp thì sinh hoạt của Niên đoàn đó sẽ ít có ý nghĩa và khó tồn tại lâu dài được.
Đây là những ý tưởng sơ khai mà tôi thai nghén từ lâu nay mới chắp bút viết ra. Mong quý Trưởng góp ý thêm để ngành Tráng có thể hoàn thiện bản Quy chế dự thảo này và đưa vào thử nghiệm tại các đơn vị.
Sài gòn ngày 14 tháng 03 năm 2012
TABTT Quý Trưởng
ALT. NGUYỄN TRỌNG LUYỆN